image banner
Năm 2023 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
Bài viết về khu di tích Nhà lưu niệm Danh y Đào Công Chính
Lượt xem: 75

        Cách trung tâm thành phố 40km về phía Tây Nam, cuộc hành trình trên Quốc lộ 10 sẽ đưa du khách về với huyện Vĩnh Bảo, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đây tự hào sinh ra nhiều bậc kỳ tài còn lưu mãi trong dân gian và sử sách như: Nguyễn Bỉnh Khiêm Một bậc thầy dạy chữ của muôn đời. Đào Công Chính được tôn vinh là "Đức thánh thuốc nam, Hội Am Vĩnh Lại"...

       Đến với huyện Vĩnh Bảo, chúng ta không thể không một lần ghé thăm làng Hội Am, nơi có truyền thống văn hiến đáng tự hào, thuộc xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phối Hải Phòng. Làng Hội Am tên Nôm là làng Cõi, thuộc tổng Đông Am, phủ Hạ Hồng, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương xưa, nay là thôn Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng. Đây là làng duy nhất của Hải Phòng có đủ cả 3 giáp tiến sĩ, như: Phạm Đức Khản – Đỗ hoàng giáp, đời vua Lê Nhân Tông ( 1448); Nguyễn Cối – đậu đồng tiến sĩ, đời vua Lê Thánh Tông (1478); Đào Công Chính – đậu bảng nhãn, đời vua Lê Thần Tông (1661).

        Hội Am có cả một quẩn thể kiến trúc đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, giáo đường. Chợ Cõi cũng là một chợ lớn vùng hạ huyện Vĩnh Bảo, với nghề chính là canh cửi và nuôi cá giống. 

Anh-tin-bai

Cổng Làng Hội Am

Anh-tin-bai

Nơi yên nghỉ của danh y Đào Công Chính và phu nhân tại làng Hội Am

 

     Sử sách còn ghi Đào Công Chính sinh năm 1639, thuở nhỏ có tên là Đào Đĩnh Đạt, nổi tiếng là thần đồng, với tư chất thông minh, ham học. Năm 13 tuổi (1651) ông đổi tên là Đào Công Chính, dự thi Hương và đậu Hương cống. Năm 23 tuổi (1661) đời Lê Thần Tông, ông đậu Bảng nhãn, vì vậy dân làng còn gọi ông là “Bảng Cõi”, tức Bảng nhãn của làng Cõi.

    Đào Công Chính còn là tác gia quan trọng của thế kỷ 17, khi còn là thị thư hàn lâm viện, ông là đồng tác giả tham gia biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, biên tập phần kỷ tục biên hoàn thành (1665). Ngoài ra Đào Công Chính rất giỏi về y thuật, đặc biệt năm 1676, Ông biên soạn sách “Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu ”, gồm 5 tập.

     Để tôn vinh và tri ân công đức của Danh y Đào Công Chính, ngày 08/10/2011, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng có Công văn 5906/UBND về chủ trương xây dựng khu Lưu niệm Danh y Đào Công Chính tại xã Cao Minh quê hương cụ. Dự án có tổng vốn gần 15 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công thành phố phân cấp và ngân sách huyện Vĩnh Bảo với các hạng mục như: Nhà lưu niệm; khuôn viên; cổng Tam Quan ….Khu lưu niệm góp phần gìn giữ nhưng giá trị của ông đối với quê hương cũng như nền y học nước nhà, góp phần giữ gìn, bảo vệ, khai thác hiệu quả cao những giá trị văn hóa, lịch sử, du lịch quý báu của Danh y để lại.

     Sáng ngày 29/7/2023, tại thôn 9, làng Hội Am, xã Cao Minh. Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo tổ chức Lễ khánh thành công trình Nhà lưu niệm Danh y Đào Công Chính. 

Anh-tin-bai

       Nhằm tôn vinh và phát huy truyền thống quê hương khoa bảng và góp phần làm rạng danh thân thế, sự nghiệp của Danh y Đào Công Chính, Ủy ban nhân dân thành phố đã đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng Khu lưu niệm Danh y Đào Công Chính tại làng Hội Am, xã Cao Minh; tiếp đó, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo đã quyết định phê duyệt cho đầu tư xây dựng Khu lưu niệm Danh y Đào Công Chính với tổng diện tích hơn 01 ha, gồm 07 hạng mục cơ bản, thời gian thực hiện dự án từ năm 2021-2023.

Anh-tin-bai

Lễ cắt băng khánh thành Nhà lưu niệm Danh y Đào Công Chính

     Việc hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng công trình Nhà lưu niệm Danh y Đào Công Chính có ý nghĩa quan trọng đối với địa phương, góp phần tôn vinh, tiếp tục phát huy truyền thống khoa bảng, lưu giữ, bảo tồn các giá trị lịch sử, nhất là những cống hiến to lớn của Danh y Đào Công Chính đối với nền y học cổ truyền nước nhà.

 

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới